Không thể không tự hào cho sự khéo léo của người Việt mình khi ngắm những bộ trang phục mang nét văn hoá truyền thống của dân tộc đi kèm những món trang sức sừng mang vẻ đẹp khiêm tốn đựơc uốn, chạm, xoắn, mài một cách tinh xảo…
LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐÔ HAI
Cơ sở sản xuất Mỹ nghệ sừng trâu Phương Anh
6/3C đường Tân Xuân 2, xã Tân Xuân, Hóc Môn, Tp.HCM
(vào hẻm đối diện số 246A Tô Ký)
Điện thoại: 0909550618
Website: sungtrau.com
Chọi trâu ở Việt Nam, trâu chọi phải là những “con trâu đực khỏe mạnh, da đồng, lông móc, một khoang bốn khoáy, hàm đen, tóc tráp (lông trên đầu cứng, dày để tránh nắng), có ức rộng, cổ tròn dài và hơi thu nhỏ về phía đầu, lưng càng dày, càng phẳng có khả năng chống chịu được đòn của đối phương…. Là trâu gan, háng trâu phải rộng nhưng thu nhỏ về phía hậu càng nhọn càng quý. Sừng trâu phải đen như mun, đầu sừng vênh lên như hai cánh cung, giữa hai sừng có túm tóc hình chóp trên đỉnh đầu là khoáy tròn. Mắt trâu phải đen, tròng đỏ”.
Theo cách phân chia thời gian năm tháng ở châu Á chịu ảnh hưởng văn hóa Trung hoa thời xưa, con Trâu cũng là một biểu tượng cho một năm Trong 12 địa chi (thập nhị chi), trâu mang pháp danh là Sửu, đứng hàng thứ hai sau Tý và đứng trước 10 con vật khác, 12 con vật được đứng trong sách lịch pháp trên nay là đại diện cho các loài. Về tính âm dương, 12 con vật được chia xếp thành hai cực âm và dương đứng đan xen nhau, trong đó con trâu (Sửu) thuộc âm.
Ưu điểm của trang sức sừng trâu, trang sức sừng bò sản xuất tại làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống Đô Hai là tuy sừng ít màu, nhưng sắc độ màu chuyển động rất tự nhiên; sừng lại nhẹ và không đắt tiền. Sừng trâu màu ngà, trong, dễ làm dây chuỗi.
Hình ảnh con trâu với cặp sừng đen bóng nằm dưới gốc đa làng được thu nhỏ trên chậu cảnh đã được các nhà chơi sinh vật cảnh đặt trang trọng trước sân nhà. Trâu được đúc bằng đồng, thậm chí có con còn được đúc bằng vàng làm đồ gia bảo của những gia đình giàu có…
Trạng Quỳnh dùng nghé đấu với trâu chọi
Một lần vua Tàu cho sứ mang sang một con trâu ngoại cỡ để thách đấu. Nghe tin con trâu ấy “bách chiến bách thắng” nên vua cho gọi Trạng Quỳnh đến tìm cách đối phó. Nào ngờ, thay vì việc đi lùng sục những con trâu “cân vai bằng vế” với đối thủ, Trạng Quỳnh chỉ xin vua một con nghé, đã vậy, lại bỏ đói con nghé trước giờ… xung trận.
Con nghé bị bỏ đói thấy trâu to cứ tưởng là trâu mẹ, liền rúc đầu vào bụng đòi bú. Nhưng trâu đực làm gì có chức năng cho bú, thế nên khi bị nghé đói rúc đầu vào bụng thì thấy nhột nhạo, nên chỉ còn cách quay đầu bỏ chạy khỏi vòng vạch vôi. Lập tức, trâu ta được tuyên bố thắng và sứ Tàu đã phải công nhận thua “tâm phục khẩu phục”.
Những ngôi nhà mái cong vút như cặp sừng trâu của hậu duệ Hai Bà Trưng trên đảo Sumatra
Kiến trúc truyền thống Minangkabau là những ngôi nhà mái cong vút như cặp sừng trâu, có đường nét giống với nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được gọi là Rumah Gadang. Các nhà nghiên cứu ở Indonesia tán thành giả thuyết người Minangkabau đến từ Việt Nam. Nhiều đoạn phim quảng bá du lịch cho đảo Sumatra đã tuyên bố tổ tiên người Minangkabau là người Việt đã di cư đến Nam Dương bằng thuyền, nhằm nhấn mạnh sự độc đáo của nền văn hóa Minangkabau.
Người Minangkabau có sự tích về kiểu kiến trúc “sừng trâu” của Rumah Gadang như sau: Ngày xưa có một mối bất hòa giữa người Minangkabau và người Java, và hai bên thỏa thuận chọi trâu để phân định. Người Java đưa ra một con trâu khổng lồ, trong khi người Minangkabau lại dùng một con nghé con, bị bỏ đói nhiều ngày và trên đầu buộc con dao sắc…
Khi vào trận con nghé đói tưởng trâu là mẹ mình, lập tức rúc vào bụng trâu để bú. Con trâu mộng đã bị hạ gục vì dao đâm thủng bụng, và người Minangkabau chiến thắng. Cũng theo sự tích này Minang nghĩa là chiến thắng, kabau là trâu.
Sự tích kể trên tương đồng gần như hoàn toàn với một giai thoại dân gian nổi tiếng của người Việt Nam về chuyện Trạng Quỳnh dùng nghé đấu với trâu chiến của sứ giả Trung Hoa. Phải chăng đây là hai dị bản của một câu chuyện đã có từ thời các cư dân Việt cổ?