Xét tử góc độ văn tự, thời xưa chữ “dương” (dê) được dùng thông với chữ “tường” (may mắn), nhiều khi “cát tường” được viết thành “cát dương”, có thể dễ dàng tìm thấy những chữ “đại cát dương” trên đồ đồng, nói và những dụng cụ khác thời cổ đại, cũng có nghĩa là “đại cát tường”.

Dê phong thủy giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng
Dê phong thủy giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng

Theo quan niệm dân gian, đặt biểu tượng con dê phong thủy ở 2 bên đầu giường của người bệnh có tác dụng mang lại sức khỏe và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng. Và khi công việc của bạn không thuận lợi hoặc bạn bị nhiều điều thị phi của tiểu nhân, hãy sử dụng biểu tượng dê hóa giải tình trạng đang gặp phải.

linh vật dê phong thủy
Biểu tượng dê hóa giải tình trạng đang gặp phải

Trong 12 con giáp, dê được xem là biểu tượng của tính ôn hòa, thuần nên khi bài trí dê tại bàn làm việc sẽ giúp chủ nhân luôn giữ được sự điềm đạm, tĩnh tâm, tốt cho các mối quan hệ giao tiếp. Nó cũng có tác dụng bồi đắp làm tăng thêm lòng kiên trì và ý chí phấn đấu của chủ nhân.

tượng dê bằng sừng
tượng dê bằng sừng

Tam dương khai thái

Câu nói cát tường này được thể hiện trên hình vẽ hoặc các vật phẩm phong thủy, đó là bức hình ba con dê ở cùng 1 chỗ hoặc ba con dê với ba tư thế khác nhau đang cùng nhìn về phía mặt trời.

Tam dương khai thái
Tam dương khai thái

Vì sự liên hệ đơn giản về mặt văn tự giữa “dương” và “tường” khiến một loài động vật như Dê đã trở thành vật mang ý nghĩa may mắn.

Để phát huy hết được tác dụng phong thủy của tượng Tam Dương Khai Thái thì khi bày trí tượng trong nhà, gia chủ nên đặt tượng theo hướng Nam hoặc hướng Tây Nam, tuyệt đối không được đặt theo hướng Bắc hoặc hướng Đông Bắc.
Câu “Tam dương khai thái” là một hình thức chơi chữ tế nhị và sâu sắc mà hàm nghĩa là “Tháng Giêng (tam dương) mở đầu (khai) cho sự hanh thông (thái) trong cả năm”.

Thực ra, câu “tam dương khai thái” không liên quan đến con dê mà liên quan đến khái niệm “dương” trong “âm dương”. Nó bắt nguồn từ nội dung của Kinh Dịch và liên quan đến hình của những quẻ kép (trùng quái) tương ứng với 12 tháng trong năm cũng như đến tên của quẻ Thái là quẻ tương ứng với tháng Giêng. Thời xưa chữ “dương” [羊] và chữ “tường” [祥] trong “cát tường” thông nhau. Bằng chứng là trên nhiều cổ vật thì “cát tường” [吉祥] đươc viết thành “cát dương” [吉羊]. Đồng thời, thời xưa thì bên Tàu vẫn xem dê là linh thú và điềm lành. Vì vậy nên “tam dương khai thái” [三陽開泰] với chữ “dương” [陽] trong “âm dương” hay “tam dương khai thái” [三羊開泰] với chữ “dương” [羊] là dê đều mang ý nghĩa cát tường.