Ngoài Australia, NewZealand, Madagascar và Nam Phi ra thì mọi nơi trên thế giới  đều có hươu nai. Hươu nai có 50 giống.

Hươu nai là loài ăn cây cỏ: rêu, hoặc cây cỏ dưới nước để sống. Hươu nai thường rất nhát, chúng chỉ dựa vào tốc độ chạy để giữ an toàn. Chúng thường kiếm ăn vào ban đêm.

Thị giác trong đêm của chúng rất tốt, thính giác và khứu giác cũng rất nhạy, có thể dễ dàng phát hiện nguy hiểm. Vóc dáng của các giống hươu nai chênh nhau rất nhiều, giống hươu nhỏ nhất cao có 30cm, trong khi hươu “lạc đà” cân nặng đến gần 500kg! Một đặc trưng chủ yếu của hươu nai là đôi sừng. Hầu như tất cả hươu nai đực đều có sừng, riêng tuần lộc cái ở châu Âu và Bắc Mỹ cũng có sừng. Sừng hươu nai khác với sừng trâu bò, không rỗng bên trong mà có kết cấu như tổ ong. Mùa xuân hàng năm hươu nai đực đều mọc một đôi sừng mới; Còn đến mùa đông. mùa giao phối đã qua thì đôi sừng này lại rụng. Có một số giống hươu nai sừng không phân nhánh. Còn một số giống hươu nai sừng phân nhánh, có khi tới 11 nhánh. Vì số nhánh thay đổi theo tuổi của hươu nai, cho nên các em có thể biết được tuổi của hươu nai theo nhánh trên sừng chúng.

Khi đầy một tuổi, trước trán con hươu nai mọc lên hai cục u. Hai cục u này gọi là “đốt gốc”, cục u đó không bao giờ rụng; mỗi năm, đến mùa xuân, sừng từ đốt gốc rụng xuống, còn sừng mới đến mùa hè lại mọc lên. Khi đầy 2 tuổi, trên “đốt gốc” mọc lên cái sừng chính thẳng, khi đầy 3 tuổi thì mọc nhánh đầu tiên.

Thời kỳ sừng hươu nai đang sinh trưởng, trên sừng chúng được phủ một lớp da nhạy cảm, gọi là lớp “da nhung”. Trong “da nhung” có đầy các mạch máu, cung cấp chất dinh dưỡng cho sừng hươu nai phát triển. Khi sừng hươu nai phát triển đến độ lớn cuối cùng, chừng 2 – 4 tháng sau thì ở gốc của sừng hươu nai mọc lên một kết cấu dạng cái vòng, cắt đứt sự liên hệ giữa lớp “da nhung” với các mạch cung cấp máu. Do đó lớp “da nhung” sẽ bị khô teo, cuối cùng thì rụng. Thông thường  hươu nai còn cọ sừng vào cây cối để cho lớp da đó rụng.