More news
Sừng trâu trong văn hóa Phương Đông
Không thể không tự hào cho sự khéo léo của người Việt mình khi ngắm những bộ trang phục mang nét văn hoá truyền thống của dân tộc đi kèm những món trang sức sừng mang vẻ đẹp khiêm tốn đựơc uốn, chạm, xoắn, mài một cách tinh xảo…
LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐÔ HAI
Cơ sở sản xuất Mỹ nghệ sừng trâu Phương Anh
6/3C đường Tân Xuân 2, xã Tân Xuân, Hóc Môn, Tp.HCM
(vào hẻm đối diện số 246A Tô Ký)
Điện thoại: 0909550618
Website: sungtrau.com
Chọi trâu ở Việt Nam, trâu chọi phải là những “con trâu đực khỏe mạnh, da đồng, lông móc, một khoang bốn khoáy, hàm đen, tóc tráp (lông trên đầu cứng, dày để tránh nắng), có ức rộng, cổ tròn dài và hơi thu nhỏ về phía đầu, lưng càng dày, càng phẳng có khả năng chống chịu được đòn của đối phương…. Là trâu gan, háng trâu phải rộng nhưng thu nhỏ về phía hậu càng nhọn càng quý. Sừng trâu phải đen như mun, đầu sừng vênh lên như hai cánh cung, giữa hai sừng có túm tóc hình chóp trên đỉnh đầu là khoáy tròn. Mắt trâu phải đen, tròng đỏ”.
Theo cách phân chia thời gian năm tháng ở châu Á chịu ảnh hưởng văn hóa Trung hoa thời xưa, con Trâu cũng là một biểu tượng cho một năm Trong 12 địa chi (thập nhị chi), trâu mang pháp danh là Sửu, đứng hàng thứ hai sau Tý và đứng trước 10 con vật khác, 12 con vật được đứng trong sách lịch pháp trên nay là đại diện cho các loài. Về tính âm dương, 12 con vật được chia xếp thành hai cực âm và dương đứng đan xen nhau, trong đó con trâu (Sửu) thuộc âm.
Ưu điểm của trang sức sừng trâu, trang sức sừng bò sản xuất tại làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống Đô Hai là tuy sừng ít màu, nhưng sắc độ màu chuyển động rất tự nhiên; sừng lại nhẹ và không đắt tiền. Sừng trâu màu ngà, trong, dễ làm dây chuỗi.
Hình ảnh con trâu với cặp sừng đen bóng nằm dưới gốc đa làng được thu nhỏ trên chậu cảnh đã được các nhà chơi sinh vật cảnh đặt trang trọng trước sân nhà. Trâu được đúc bằng đồng, thậm chí có con còn được đúc bằng vàng làm đồ gia bảo của những gia đình giàu có…
Trạng Quỳnh dùng nghé đấu với trâu chọi
Một lần vua Tàu cho sứ mang sang một con trâu ngoại cỡ để thách đấu. Nghe tin con trâu ấy “bách chiến bách thắng” nên vua cho gọi Trạng Quỳnh đến tìm cách đối phó. Nào ngờ, thay vì việc đi lùng sục những con trâu “cân vai bằng vế” với đối thủ, Trạng Quỳnh chỉ xin vua một con nghé, đã vậy, lại bỏ đói con nghé trước giờ… xung trận.
Con nghé bị bỏ đói thấy trâu to cứ tưởng là trâu mẹ, liền rúc đầu vào bụng đòi bú. Nhưng trâu đực làm gì có chức năng cho bú, thế nên khi bị nghé đói rúc đầu vào bụng thì thấy nhột nhạo, nên chỉ còn cách quay đầu bỏ chạy khỏi vòng vạch vôi. Lập tức, trâu ta được tuyên bố thắng và sứ Tàu đã phải công nhận thua “tâm phục khẩu phục”.
Những ngôi nhà mái cong vút như cặp sừng trâu của hậu duệ Hai Bà Trưng trên đảo Sumatra
Kiến trúc truyền thống Minangkabau là những ngôi nhà mái cong vút như cặp sừng trâu, có đường nét giống với nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được gọi là Rumah Gadang. Các nhà nghiên cứu ở Indonesia tán thành giả thuyết người Minangkabau đến từ Việt Nam. Nhiều đoạn phim quảng bá du lịch cho đảo Sumatra đã tuyên bố tổ tiên người Minangkabau là người Việt đã di cư đến Nam Dương bằng thuyền, nhằm nhấn mạnh sự độc đáo của nền văn hóa Minangkabau.
Người Minangkabau có sự tích về kiểu kiến trúc “sừng trâu” của Rumah Gadang như sau: Ngày xưa có một mối bất hòa giữa người Minangkabau và người Java, và hai bên thỏa thuận chọi trâu để phân định. Người Java đưa ra một con trâu khổng lồ, trong khi người Minangkabau lại dùng một con nghé con, bị bỏ đói nhiều ngày và trên đầu buộc con dao sắc…
Khi vào trận con nghé đói tưởng trâu là mẹ mình, lập tức rúc vào bụng trâu để bú. Con trâu mộng đã bị hạ gục vì dao đâm thủng bụng, và người Minangkabau chiến thắng. Cũng theo sự tích này Minang nghĩa là chiến thắng, kabau là trâu.
Sự tích kể trên tương đồng gần như hoàn toàn với một giai thoại dân gian nổi tiếng của người Việt Nam về chuyện Trạng Quỳnh dùng nghé đấu với trâu chiến của sứ giả Trung Hoa. Phải chăng đây là hai dị bản của một câu chuyện đã có từ thời các cư dân Việt cổ?
- Details
- By Admin
Quan niệm về trâu của người Tây Phương
Mặc dù không để lại nhiều dấu ấn ở nền văn hóa Tây Phương, nhưng trong quan niệm về 12 con giáp của người Hy Lạp, con trâu đực được xếp đứng đầu, tiếp đó là sơn dương, sư tử, lừa, cua, rắn, cá sấu, hồng hạc, vượn, chim ưng, chuột.
Tại Tây Âu, người ta coi chiếc tù và làm bằng sừng trâu là biểu tượng của ngành bưu chính vì vào thời trung cổ, các lái buôn do đi nhiều nơi đã kiêm luôn cả việc chuyển thư, bưu kiện, mỗi khi đến một nơi họ lại thổi tù và sừng trâu để mọi người đến nhận hoặc gửi thư.
Người tây phương nhận xét ưu điểm của trang sức sừng trâu, trang sức sừng bò là tuy sừng ít màu, nhưng sắc độ màu chuyển động rất tự nhiên; sừng lại nhẹ và không đắt tiền. Sừng trâu màu ngà, trong, dễ làm dây chuỗi.
Không thể không tự hào cho sự khéo léo của người Việt mình khi ngắm những bộ trang phục mang nét văn hoá truyền thống của dân tộc đi kèm những món trang sức sừng mang vẻ đẹp khiêm tốn đựơc uốn, chạm, xoắn, mài một cách tinh xảo…
LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐÔ HAI
Cơ sở sản xuất Mỹ nghệ sừng trâu Phương Anh
6/3C đường Tân Xuân 2, xã Tân Xuân, Hóc Môn, Tp.HCM
(vào hẻm đối diện số 246A Tô Ký)
Điện thoại: 0909550618
Website: sungtrau.com
- Details
- By Admin
Sừng trâu trong nghệ thuật, hội họa Việt Nam
Hình ảnh con trâu đi vào hội họa Việt Nam
Con trâu trong hội họa Việt Nam thể hiện từ những nét in khắc dung dị của tranh Đông Hồ đến nét vẽ hiện thực, tượng trưng và bán trừu tượng, được thể hiện với nhiều chất liệu từ tranh lụa, tranh sơn mài và nhiều nhất là sơn dầu và đặc biệt là qua Tranh Đông Hồ. Trong cách vẽ tranh trâu làm cho hình ảnh con trâu sống động hơn, gần gũi hơn. Hình ảnh con trâu sau đó cũng đi vào hội họa Việt Nam với các tác phẩm trâu của nhiều họa sỹ như Nguyễn Sáng với bức Chọi trâu, Nguyễn Tư Nghiêm với tranh Con nghé (1957), trong tranh Bùi Xuân Phái cũng có bóng dáng của con trâu.
Người phương Đông đã tìm thấy và đặt tên cho bốn chòm sao, gồm 28 ngôi sao chính gọi là nhị thập bát tú, trong đó có sao Ngưu thuộc chòm sao Huyền Vũ nằm ở phương Bắc, ứng với hành thuỷ, thuộc về mùa Đông. Theo quan niệm của người phương Đông thì sao Ngưu, sao Đẩu là những ngôi sao sáng và thường được gắn cho những người có trí tuệ trác việt.
Trâu trong tư tưởng Phật giáo
Ở văn hóa phương Đông, một trong những tôn giáo lớn là đạo Phật có nhiều câu chuyện về trâu, mượn hình ảnh loài vật này để nói về triết lý, văn hóa, đạo lý sống, đó là tự chăn tâm mình, tự chăn tâm ngã như là thuần phục một con trâu. Biểu hiện cụ thể là bộ tranh chăn trâu gồm 10 bức với 2 dòng trâu tiệm hóa minh họa cho con đường giác ngộ của Phật giáo Tiểu thừa và trâu toàn đen dẫn bày các yếu chỉ thiền cho người học theo tư tưởng Phật giáo Đại thừa.
LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐÔ HAI
Cơ sở sản xuất Mỹ nghệ sừng trâu Phương Anh
6/3C đường Tân Xuân 2, xã Tân Xuân, Hóc Môn, Tp.HCM
(vào hẻm đối diện số 246A Tô Ký)
Điện thoại: 0909550618
Website: sungtrau.com
- Details
- By Admin
Quà tặng bằng sừng
Mỹ nghệ Phương Anh – Cơ sở sản xuất sừng trâu mỹ nghệ
LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐÔ HAI
6/3C đường Tân Xuân 2, xã Tân Xuân, Hóc Môn, Tp.HCM
(vào hẻm đối diện số 246A Tô Ký)
Điện thoại: 0909550618
Website: sungtrau.com
Bất kì ai chơi đầu bò, đầu trâu, đầu hươu, đầu tuần lộc thì cũng hiểu được thú chơi đầy nghệ thuật cũng như ý nghĩa phong thủy của nó. Để thể hiện đẳng cấp của mình không ít các đại gia đã săn thủ cấp thú rừng về nhà trưng bày trong nhà đặc biệt là đầu hươu (đầu tuần lộc).
Đối với những ngành nghề mang tính cạnh tranh cao thì nên treo một cái sừng trâu trong văn phòng để tăng sức mạnh và ý chí vươn lên.
Chúng tôi nhận cung cấp các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp với số lượng lớn cho nhu cầu trong nước hoặc xuất khẩu. Mong muốn liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong nước và quốc tế.
Các sản phẩm của cơ sở và năng lực sản xuất:
lược sừng, dụng cụ massage, muôi thìa sừng, đũa ăn, đầu bò, đầu linh dương, đầu nghê, đầu tuần lộc, trâm và cặp tóc, túi xách, vòng đeo tay, vòng cổ, khuyên tai,… và quà tặng, quà lưu niệm thủ công mỹ nghệ.
Cơ sở chúng tôi luôn luôn chào đón và mong đợi sự hợp tác từ các quý công ty, quý cửa hàng đại lý , các đơn vị khách sạn, các khu du lịch có nhu cầu sử dụng sản phẩm.
- Details
- By Admin
Mỹ nghệ sừng, mỹ nghệ sừng trâu, sừng mỹ nghệ, sừng trâu mỹ nghệ
Mẫu mã hàng hóa đa dạng
Từ những cái sừng trâu, bò thô sơ, chúng tôi đã tạo ra những trang sức và những đồ trang trí trong nhà tuyệt đẹp, hầu hết những mặt hàng này đều được xuất khẩu qua các nước Đài Loan, Pháp, Hy Lạp, Nhật, Mỹ.
Đến với cơ sở Sừng trâu mỹ nghệ Phương Anh chắc chắn quý khách sẽ hài lòng với mẫu mã hàng hóa đa dạng với phong cách phục vụ ân cần chu đáo và chuyên nghiệp,… Cơ sở chúng tôi rất hân hạnh được đón tiếp quý khách.
Chiếc vòng được ghép từ những mảnh sừng trâu (màu đen) và sừng bò
Phong cách quý phái và sang trọng
Với những xu hướng làm đẹp hiện nay thì đa phần người ta thường nghĩ tới các loại quần áo hay về những đồ trang sức có giá trị, nó sẽ tạo nên những phong cách quý phái và sang trọng. Nhưng hiện nay những đồ trang sức quý giá đó sẽ được thay thế bằng những đồ trang sức được chế tạo bằng sừng rất tinh xảo.
Cơ sở Sừng trâu mỹ nghệ Phương Anh chuyên sản xuất các loại hàng thủ công mỹ nghệ sừng cao cấp như đồ trang sức các mặt hàng trang trí, dụng cụ ẩm thực những sản phẩm để massage… làm từ sừng kết hợp gỗ. Từ những bàn tay khéo léo của những nghệ nhân được tuyển chọn từ những làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống tại Bình Lục – Hà Nam, cùng với đó là sự cần cù của những người thợ đầy kinh nghiệm mà từ những chiếc sừng, những mảnh gỗ thô sơ đã chuyển thành những món trang sức rất đẹp.
Những sản phẩm của cơ sở Sừng trâu mỹ nghệ Phương Anh được rất nhiều người yêu thích trên thị trường. Đến với cơ sở Sừng trâu mỹ nghệ Phương Anh tại Hóc Môn, Tp.HCM quý khách chắc chắn sẽ hài lòng với những mẫu mã hàng hóa đa dạng và sự phục vụ ân cần chu đáo của chúng tôi.
Ngoài ra Cơ sở mỹ nghệ sừng Phương Anh chúng tôi chuyên sản xuất và cung cấp với số lượng lớn các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm bằng sừng bò châu Phi, trâu, xương…
- Details
- By Admin